Tin tức
Ở Phần Lan, Trẻ học về Khoa học Máy tính bằng cách không cần sử dụng tới Máy tính
- 29/07/2021
- Đăng bởi: Hà Nguyễn
- Mục: Giáo dục

Trẻ có thể học những điều cơ bản chỉ với một bộ kim đan.
Người Phần Lan khá bối rối trước sự bận tâm của người Mỹ về việc có nên đặt iPad trong mỗi lớp học hay không. Điều này sẽ thật tuyệt vời nếu một chiếc máy tính bảng có thể nâng cao hiệu quả học tập. Nếu không, hãy bỏ qua vấn đề này và chuyển qua vấn đề tiếp theo. Dù sao thì dưới cái nhìn tổng thể, vấn đề này cũng chỉ như là việc tấn công một kẻ thù vô hình.
Đây là nội dung chính của cuộc trò chuyện vào một buổi sáng mới đây tại Đại sứ quán Phần Lan ở Washington, D.C., nơi các nhà ngoại giao và chuyên gia tụ họp để ăn mừng những thành tựu giáo dục của đất nước khi Phần Lan bước sang tuổi 100. Và những người Mỹ cũng được phép có mặt trong buổi ăn mừng tại đó để ghi chép lại nội dung trò chuyện. (Đúng vậy, một lần nữa, người Mỹ được học từ Phần Lan) (Chú thích của người dịch: Ở đây, tác giả nói tới bài “Trải nghiệm của giáo viên Phần Lan khi giảng dạy tại một trường ở Mỹ” sẽ được dịch lại sau)
Mã hóa và lập trình hiện là một phần của chương trình giảng dạy ở quốc gia Scandinavia và chúng là những môn học mà trẻ phải học từ khi còn nhỏ. Nhưng không giống như ở một số vùng của Mỹ, nơi học viết mã là một kỹ năng riêng biệt, trẻ em tại Phần Lan được dạy để nghĩ về việc viết mã và lập trình nhiều hơn, nhờ đó, có thể sử dụng như những công cụ để khám phá và sử dụng cho nhiều môn học.
Tư duy đó nhằm mục đích hoàn thiện một số điều: giúp việc lập trình và viết mã trở nên dễ tiếp cận đối với trẻ có nhiều sở thích khác nhau và giúp trẻ hiểu tại sao việc hiểu được cách thức hoạt động của công nghệ có liên quan đến cuộc sống của chúng bằng cách liên kết việc sử dụng của hai môn học này với vô số hoạt động khác.
Linda Liukas là một lập trình viên, tác giả và họa sĩ vẽ tranh minh họa người Phần Lan, người đã làm việc với các giáo viên ở Phần Lan (và một số người áp dụng phương pháp này sớm ở Mỹ) để làm cho công nghệ trở nên ít bí ẩn hơn đối với cả giảng viên và sinh viên. Cô đã tạo ra một nhân vật dễ thay đổi tên là Ruby (và đã viết một loạt sách có tựa đề Hello Ruby), người có thể vô tình hướng dẫn những đứa trẻ còn rất nhỏ những kiến thức cơ bản về lập trình trong nhiều môi trường học tập khác nhau. Nếu trẻ đang học lớp thể dục, trẻ có thể thực hiện khái niệm về một vòng lặp (về cơ bản là một chuỗi) bằng cách chọn một giai điệu yêu thích và lặp lại một loạt các bước nhảy. “Vỗ tay, vỗ tay, dậm, dậm, nhảy!” Cả lớp có thể tìm hiểu về các loại vòng lặp khác nhau bằng cách thêm các ‘thông số kỹ thuật’ khác — chẳng hạn như để trẻ nhắm mắt — một trình tự khác hoặc sửa đổi hành động.
Trong lớp học nghệ thuật, trẻ có thể học về các vòng lặp bằng cách học đan lát. Việc đan lát bao gồm một chuỗi các mũi đan, đôi khi khác nhau và đôi khi giữ nguyên. Những đứa trẻ bị mê hoặc bởi những câu chuyện có thể được giới thiệu qua cách kể chuyện với ý tưởng cơ bản rằng những kết quả cụ thể đòi hỏi những chỉ dẫn cụ thể theo một thứ tự cụ thể. Trong một trong những câu chuyện về Ruby, cha của Ruby nói với cô bé tóc đỏ rằng cô cần mặc quần áo. Vì vậy, Ruby làm việc đó – bằng cách mặc quần áo của mình ra ngoài bộ đồ ngủ. Chỉ khi ông chỉ định rằng cô nên cởi bỏ bộ đồ ngủ và mặc quần áo mới vào ngày mới, cha của Ruby mới nhận được kết quả mà ông đang tìm kiếm: một Ruby ăn mặc chỉnh tề sẵn sàng chào đón ngày mới.
Liukas phản bác lại ý kiến cho rằng trẻ vốn đã am hiểu về công nghệ chỉ đơn giản là vì chúng dường như có thể điều hướng iPhone một cách trực quan. Cô đặc biệt thích câu nói này của giáo sư chuyên ngành máy tính người Mỹ Mark Guzdial:
Chúng tôi muốn trẻ hiểu được những gì máy tính có thể làm, những gì con người có thể làm và tại sao điều đó lại khác nhau. Để có thể hiểu về máy tính, cần có một mô hình tinh thần mạnh mẽ của một cỗ máy dựa trên lý thuyết.
Nói cách khác, biết cách sử dụng thứ gì đó không tương đồng với việc hiểu cách thức hoạt động của vật đó. Và bởi vì lập trình có thể được dạy theo nhiều cách, Liukas nói, đó có thể là cơ hội để trẻ học được nhiều kỹ năng liên quan, chẳng hạn như cách hợp tác, cách kể một câu chuyện và cách suy nghĩ sáng tạo.
“Điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ các giáo viên,” Liukas nói trong một bài thuyết trình tại sự kiện của đại sứ quán. Điều này đúng theo nghĩa là việc kết hợp các bài học viết mã và lập trình giữa các bộ môn đòi hỏi tất cả các giáo viên của các bộ môn, từ giáo viên khoa học đến giáo viên nghệ thuật, phải hiểu được những điều cơ bản. Nhưng đó cũng là một thách thức có thể quản lý được ở Phần Lan, vì giáo viên ở đó có nhiều quyền tự chủ hơn so với giáo viên tại Mỹ khi nói về cách thức và những gì họ dạy, và họ không bị đánh giá liên tục thông qua điểm số của trẻ trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn.
Đây là lý do mà người ta cho rằng sẽ không công bằng khi so sánh Phần Lan với Mỹ vì đất nước này nhỏ hơn nhiều, đồng nhất hơn và sự công bằng thường xuất hiện nhiều hơn. Nhưng Samuel Abrams, giáo sư tại Đại học Columbia và là tác giả của một cuốn sách về sự thúc đẩy tư nhân hóa giáo dục ở Mỹ, thách thức câu chuyện đó. Abrams, người vạch ra nghiên cứu của mình tại đại sứ quán, đã so sánh rằng học sinh Phần Lan đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra giáo dục quốc tế so với điểm của các học sinh của nước Bắc Âu khác, có quy mô tương tự, cũng tương đối đồng nhất và bình đẳng hơn Mỹ. Các quốc gia đó bao gồm — Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy — đạt điểm số thấp hơn Phần Lan và tương đương với kết quả của Mỹ.
“Ngay cả những vấn đề lớn nhất trên thế giới cũng chỉ là những vấn đề nhỏ mắc kẹt với nhau”.
Abrams lập luận rằng Phần Lan coi giáo dục là một phương thức xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế bởi vì nó phải như vậy. Trong khi Na Uy có dầu mỏ, Thụy Điển có khoáng sản và Đan Mạch có ngân hàng, Phần Lan có bộ não của công dân. Và mặc dù Phần Lan ngày nay được coi là quốc gia đi đầu về giáo dục, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng vậy. Đất nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Chiến tranh thế giới thứ hai và một phần tập trung vào việc củng cố hệ thống giáo dục của mình để phục hồi, thực hiện một loạt các cải cách trong những năm 1970. Đến năm 1979, giáo viên cần có bằng thạc sĩ. Ngày nay, sĩ số lớp học nhỏ, giáo viên được trả lương cao so với các bạn học đại học của họ ở các ngành học khác, và quốc gia này chỉ mở không gian đào tạo giáo viên đủ theo nhu cầu, nghĩa là chưa đến 10% những người muốn trở thành giáo viên được nhận. Theo Abrams, điều quan trọng là các giáo viên phải được đào tạo để trở thành “người dẫn đường trái ngược lại với một nhà hiền triết trên sân khấu”.
Và mặc dù đúng là giáo viên ở Phần Lan thường không phải vật lộn với những vấn đề như nghèo đói cùng cực mà giáo viên Mỹ phải đối mặt, giáo viên và hệ thống giáo dục công ở Phần Lan, nhìn chung, nhận được sự tôn trọng nhiều hơn từ cộng đồng của họ. ĐIều này cũng đúng khi Mỹ có thể thực hiện các bước để cải thiện hệ thống giáo dục của mình và yêu cầu sự tôn trọng đó. Abrams muốn kết thúc các buổi kiểm tra hàng năm và chuyển sang “lấy mẫu” khi cần kiểm tra. Bác sĩ không loại bỏ từng ounce (đơn vị đo khối lượng của Mỹ, 1 ounce ~ 28g) máu khi họ muốn chạy các xét nghiệm trên bệnh nhân, ông chỉ ra một cách khô khan. Ông cũng cho rằng giáo viên nên được trả lương cao hơn (mà ông cho rằng sẽ giúp tăng doanh thu và chất lượng) và có nhiều tiếng nói hơn về những gì họ dạy. Tất nhiên, vấn đề nằm ở thể chế chính trị. Nhưng ông không mấy kiên nhẫn đối với quan điểm rằng Mỹ bằng cách nào đó không có khả năng giáo dục học sinh của mình tốt hơn.
Khi nói đến công nghệ, thật khó để đánh giá cách tiếp cận của Phần Lan đang hoạt động hiệu quả như thế nào. Khoa học máy tính không được đề cập trong các bài kiểm tra quốc tế và đây là phần mới được bổ sung tương đối gần đây cho chương trình giảng dạy. Nhưng Liukas và những người khác chỉ ra các phát minh của Phần Lan như Linux và Nokia là bằng chứng cho thấy hệ thống giáo dục của quốc gia này khơi dậy sự đổi mới và tinh thần kinh doanh sẽ thúc đẩy nền kinh tế dựa trên công nghệ trong tương lai. Và trong khi Mỹ rõ ràng là một con mãnh thú khác với Phần Lan, với hàng loạt thách thức, như Liukas nói với những đứa trẻ mà cô gặp, “Ngay cả những vấn đề lớn nhất trên thế giới cũng chỉ là những vấn đề nhỏ mắc kẹt với nhau.”
Bài báo được viết bởi Emily DeRuy, đăng tải trên báo The Atlantic ngày 24.02.2017. Được dịch bởi Nordic Kivi Việt Nam ngày 29.07.2021.
Bản gốc tiếng Anh có thể tham khảo tại: https://www.theatlantic.com/education/archive/2017/02/teaching-computer-science-without-computers/517548/