Tin tức
KHU VỰC PHÁT TRIỂN CƠ BẢN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI Ở TRẺ

Phần 1 – Từ sơ sinh đến 11 tháng tuổi
Khu vực phát triển cơ bản của trẻ bao gồm 3 khía cạnh: Phát triển cá nhân, xã hội & cảm xúc, Giao tiếp và ngôn ngữ, Phát triển thể chất. Tương ứng với từng lứa tuổi, trẻ phát triển 3 kĩ năng này với tốc độ khác nhau. Trong loạt bài nói về sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời, hãy cùng tìm hiểu lý do chia trẻ thành từng độ tuổi nhỏ hơn, và trong thời gian đó, trẻ phát triển các khía cạnh cơ bản của bản thân như thế nào. Bằng cách hiểu được sự phát triển của trẻ, việc đánh giá tốc độ trẻ phát triển, tương tác với xã hội trở nên dễ dàng hơn, nhờ vậy, lựa chọn được phương pháp học phù hợp với trẻ. Đây có thể coi là cơ sở để đánh giá sự phù hợp của trẻ với các phương pháp giáo dục hiện đang phổ biến hiện nay.
Từ lúc sơ sinh cho đến 11 tháng tuổi, trẻ bắt đầu làm quen với thế giới rộng lớn bên ngoài và dần phát triển các kỹ năng cơ bản:
- Phát triển cá nhân, xã hội & cảm xúc
a. Tạo dựng mối liên kết
• Thích nhìn thấy khuôn mặt và giọng nói của mọi người và tìm cách tiếp xúc với mọi người ngay từ khi mới sinh ra.
• Nhìn vào khuôn mặt và sao chép các chuyển động của khuôn mặt, ví dụ như thè lưỡi, há miệng và mở to mắt.
• Phản ứng khi được nói chuyện, chẳng hạn như cử động tay và chân, thay đổi nét mặt, cử động cơ thể và cử động miệng.
• Nhận biết và phản ứng nhanh nhất với giọng nói của người hay chăm sóc: khuôn mặt tươi sáng, hoạt động tăng lên khi người quen hay chăm sóc xuất hiện.
• Đáp lại những gì người chăm sóc đang chú ý đến, ví dụ: theo cái nhìn của họ.
• Thích ôm ấp và được ôm ấp: xoa dịu, ôm ấp, mỉm cười, nhìn chằm chằm vào mặt người chăm sóc hoặc vuốt ve làn da của người chăm sóc
b. Khả năng tự nhận thức và sự tự tin
• Cười và phát ra âm thanh ê a, ví dụ như khi biểu lộ sự thoả mãn khi bị cù hoặc tương tác về mặt vật lý khác.
• Sử dụng giọng nói, cử chỉ, ánh mắt và biểu cảm khuôn mặt để tương tác với người khác và thu được sự chú ý.
c. Kiểm soát cảm xúc và hành vi
• Cảm thấy thoải mái khi được tiếp xúc với mọi người, khuôn mặt và giọng nói của người khác.
• Tìm kiếm sự thoải mái về thể chất và tinh thần bằng cách gần gũi với những người lớn đáng tin cậy.
• Làm dịu cảm giác khó chịu khi được bế, đung đưa lúc lắc, nói hoặc hát với giọng nhẹ nhàng.
• Thể hiện một loạt các cảm xúc như vui sướng, sợ hãi và phấn khích.
• Phản ứng theo cảm xúc với cảm xúc của người khác, ví dụ: mỉm cười khi được cười và trở nên khó chịu nếu nghe thấy đứa trẻ khác khóc
2. Giao tiếp và ngôn ngữ
a. Sự chú ý và khả năng lắng nghe
• Quay về phía một âm thanh quen thuộc sau đó định vị phạm vi âm thanh một cách chính xác.
• Nghe, phân biệt và phản ứng với ngữ điệu và âm thanh của giọng nói.
• Phản ứng khi tương tác với người khác bằng cách mỉm cười, nhìn và cử động.
• Yên lặng hoặc cảnh giác về âm thanh của giọng nói.
• Nhìn chăm chú vào một người đang nói chuyện, nhưng sẽ ngừng phản ứng nếu người nói quay đi.
• Nghe các âm thanh, từ ngữ hoặc cách chơi ngón tay quen thuộc.
• Sự chú ý thoáng qua – không nằm trong tầm kiểm soát của các trẻ, những kích thích mới mẻ sẽ thu hút toàn bộ sự chú ý
b. Sự hiểu biết
• Dừng lại và nhìn khi nghe thấy tên của chính mình.
• Bắt đầu hiểu các dấu hiệu theo ngữ cảnh, ví dụ: cử chỉ, lời nói và âm thanh quen thuộc
c. Lời nói
• Truyền đạt nhu cầu và cảm xúc theo nhiều cách khác nhau bao gồm khóc, ê a, bập bẹ và kêu ré lên.
• Tạo ra âm thanh riêng để đáp lại khi được người thân nói chuyện.
• Nâng cánh tay ra hiệu muốn được bế
• Luyện tập và phát triển dần âm thanh lời nói (bập bẹ) để giao tiếp với người lớn; nói những tiếng như ‘bah-bah, mah-mah, goh-goh’
3. Phát triển thể chất
a. Di chuyển và kiểm soát
• Quay đầu để phản ứng với âm thanh và tầm nhìn.
• Dần dần phát triển khả năng tự ngẩng cao đầu.
• Thực hiện các cử động tay chân và dần dần trở nên dễ kiểm soát hơn.
• Lăn từ trước ra sau, từ sau ra trước.
• Khi nằm sấp trở nên có khả năng nâng đầu trước rồi đến ngực, nâng đỡ bản thân bằng cẳng tay và sau đó là tay.
• Quan sát và khám phá bàn tay và bàn chân, ví dụ: khi nằm ngửa, nâng hai chân theo hướng thẳng đứng và nắm lấy bàn chân.
• Đưa tay ra, chạm và bắt đầu cầm đồ vật.
• Khám phá đồ vật bằng miệng, thường nhặt đồ vật và đưa lên miệng.
b. Sức khoẻ và tự chăm sóc bản thân
• Đáp ứng và phát triển mạnh khi tiếp xúc với sự chăm sóc ấm áp, nhạy cảm về mặt thân thể.
• Biểu hiện khó chịu, đói hoặc khát.
• Quan tâm đến việc dự đoán đồ ăn thường ngày.
Còn tiếp…
Lược dịch từ tài liệu nghiên cứu từ Tổ chức Giáo dục mầm non Anh Quốc – thông tin bổ trợ cho việc so sánh các phương pháp giáo dục mầm non dựa trên khả năng và sự thích ứng của từng trẻ.