Tin tức
KHU VỰC PHÁT TRIỂN CƠ BẢN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI Ở TRẺ

Phần 3 – Từ 16 đến 26 tháng tuổi
Như đã đề cập ở những phần trước, khu vực phát triển cơ bản của trẻ bao gồm 3 khía cạnh: Phát triển cá nhân, xã hội & cảm xúc, Giao tiếp và ngôn ngữ, Phát triển thể chất. Tương ứng với từng lứa tuổi, trẻ phát triển 3 kĩ năng này với tốc độ khác nhau. Phần 3 đề cập tới quá trình phát triển của trẻ từ 16 đến 26 tháng tuổi.
- Phát triển cá nhân, xã hội & cảm xúc
a. Tạo dựng mối liên kết
• Chơi cùng với những người khác.
• Có một người thân quen làm chỗ dựa an toàn để từ đó độc lập khám phá các môi trường mới, ví dụ: mạo hiểm để chơi và tương tác với những người khác, nhưng quay lại để được âu yếm hoặc trấn an nếu trở nên lo lắng.
• Hợp tác cùng chơi với một người lớn bé đã trở nên quen thuộc, ví dụ: chơi lăn bóng qua lại
b. Khả năng tự nhận thức và sự tự tin
• Khám phá đồ chơi và môi trường mới, nhưng thường xuyên ‘kiểm tra’ với người lớn quen thuộc khi cần thiết.
• Dần dần có thể tham gia chơi giả vờ với đồ chơi (hỗ trợ trẻ hiểu suy nghĩ của mình có thể khác với những người khác).
• Thể hiện ý thức về bản thân với tư cách là một cá nhân, ví dụ: muốn làm mọi thứ một cách độc lập, nói “Không” với người lớn.
c. Kiểm soát cảm xúc và hành vi
• Nhận biết được cảm xúc của người khác, ví dụ: bé để tâm khi nghe thấy tiếng khóc hoặc phấn khích khi nghe thấy âm thanh vui vẻ quen thuộc.
• Gia tăng cảm giác quyết tâm và ý chí có thể dẫn đến cảm giác tức giận và thất vọng khó xử lý, ví dụ: có thể dẫn tới sự tức giận.
• Đáp ứng một số giới hạn thích hợp, với sự khuyến khích và hỗ trợ.
• Bắt đầu biết rằng một số thứ là của mình, một số thứ được chia sẻ và một số thứ thuộc về người khác.
2. Giao tiếp và ngôn ngữ
a. Sự chú ý và khả năng lắng nghe
• Nghe và thích các kiểu nhịp điệu trong các bài đồng dao và các câu chuyện.
• Thích các giai điệu và thể hiện khả năng nghe bằng cách cố gắng kết hợp với các hành động hoặc giọng nói.
• Chú ý một cách cứng nhắc – có thể do không nghe rõ.
b. Sự hiểu biết
• Chọn các đồ vật quen thuộc bằng tên và sẽ đi tìm các đồ vật khi được hỏi, hoặc xác định các đồ vật từ một nhóm.
• Hiểu các câu đơn giản (ví dụ: “Ném bóng”)
c. Lời nói
• Bắt trước các biểu cảm quen thuộc, ví dụ: ‘Ôi!!!’, ‘Hết rồi!!’.
• Bắt đầu ghép hai từ lại với nhau (ví dụ: “muốn bóng”, “nhiều nước ép hơn”).
• Sử dụng các loại từ hàng ngày khác nhau (danh từ, động từ và tính từ, ví dụ: chuối, đi, ngủ, nóng).
• Bắt đầu đặt những câu hỏi đơn giản.
• Bắt đầu nói về những người và những thứ không có ở đó
3. Phát triển thể chất
a. Di chuyển và kiểm soát
• Nắm tay của người lớn và đi bộ lên tầng trên.
• Quay người về phía sau và bò bằng đầu gối xuống tầng.
• Bắt đầu cân bằng các khối để xây một tòa tháp nhỏ.
• Tạo mối liên kết giữa chuyển động của chúng và các dấu hiệu mà chúng tạo ra.
b. Sức khoẻ và tự chăm sóc bản thân
• Phát triển sở thích và những cái không thích về đồ ăn thức uống của riêng mình
• Sẵn sàng thử kết cấu và mùi vị thức ăn mới.
• Giữ cốc bằng cả hai tay và uống không bị đổ nhiều.
• Thông báo rõ ràng tã hoặc quần ướt hoặc bẩn.
• Thể hiện một số nhận biết về sự thúc giục của bàng quang và ruột.
• Thể hiện nhận thức về cái bô hoặc nhà vệ sinh được sử dụng để làm gì.
• Thể hiện mong muốn được giúp đỡ về thói quen mặc quần áo / cởi quần áo và vệ sinh cá nhân
Còn tiếp…
Lược dịch từ tài liệu nghiên cứu từ Tổ chức Giáo dục mầm non Anh Quốc – thông tin bổ trợ cho việc so sánh các phương pháp giáo dục mầm non dựa trên khả năng và sự thích ứng của từng trẻ.