Bộ công cụ dạy bé tại nhà dành cho bé từ 2 đến 6 tuổi

THƯA QUÝ PHỤ HUYNH THÂN MẾN!
Giáo dục con cái trong gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khi trẻ chịu ảnh hưởng và tác động khá nhiều từ môi trường xung quanh như các thiết bị điện tử, mạng xã hội ảo,…. Làm sao để đồng hành và giúp con học tập tốt nhất đang là nỗi băn khoăn của hầu như tất cả phụ huynh.
Hiểu được điều này, Nordic Kivi cung cấp đến quý phụ huynh Khóa học “Dạy con tại nhà” dựa trên phương pháp giáo dục Phần Lan. Bộ chương trình bao gồm các ý tưởng học tập thông qua các trò chơi vô cùng hấp dẫn và thú vị giúp bé phát triển toàn diện.
Chương trình dịch thuật dựa trên bộ chương trình giáo dục mầm non của Phần Lan, được dịch bởi đội ngũ giáo viên và nhân viên công ty Nordickivi.
Kính mời quý phụ huynh cùng tham khảo!
HƯỚNG DẪN
THÓI QUEN SINH HOẠT HÀNG NGÀY
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 3 - CÙNG BÉ KHÁM PHÁ MÀU SẮC
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 4 - KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “MÂY”
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 5 - CHỦ ĐỀ “CÁC CON VẬT”
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 6 - CHỦ ĐỀ “CÁC GIÁC QUAN”
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 - CHỦ ĐỀ “CÁC HÌNH DẠNG”
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 8 - CHỦ ĐỀ CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ
CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 9 - CHỦ ĐỀ BÉ YÊU BIỂN
HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA
PHẢN HỒI
Cảm ơn bạn vì câu hỏi. Đây là một tình huống phổ biến rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải tình huống này.
Trước hết, gia đình hãy quan sát xem trẻ hứng thú với điều gì và cung cấp cho trẻ những tài liệu hỗ trợ việc chơi của trẻ. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy rằng con bạn quan tâm đến việc xây dựng bằng các loại vật liệu khác nhau, hãy cung cấp cho trẻ một số vật liệu cho việc đó.
Tham gia vào trò chơi của con bạn ngay từ đầu nếu có thể. Bằng cách đó, bạn có thể giúp trẻ bắt đầu và làm phong phú cách chơi của trẻ, bằng cách cho trẻ những ý tưởng mới và hỗ trợ trẻ trong trò chơi nếu cần. Hãy nhớ mỗi trẻ là một cá thể khác nhau, vì vậy một số trẻ cần được hỗ trợ nhiều hơn khi chơi so với những trẻ khác, và điều đó là hoàn toàn bình thường.
Hãy nhạy bén và quan sát trẻ. Khi bạn nhận ra rằng con bạn đang chơi một cách độc lập, bạn có thể từ từ bắt đầu tách mình ra khỏi cuộc chơi. Khi bạn rời khỏi trò chơi, hãy thông báo rõ ràng với trẻ rằng bạn sẽ làm việc khác và trẻ có thể tiếp tục cuộc chơi một mình.
Dành không gian yên tĩnh để trẻ bạn tập trung vào việc chơi của chúng, và tắt mọi thứ có thể gây xao nhãng, chẳng hạn như ti vi.
Hãy nhớ rằng việc đưa ra các hoạt động phù hợp với lứa tuổi cũng rất quan trọng. Nếu hoạt động quá thách thức đối với trẻ, trẻ sẽ không có động lực để thử hoạt động một cách độc lập.
Chúng tôi hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp bạn hướng dẫn con mình hướng tới việc chơi độc lập hơn!
Bạn không đơn độc trong tình huống này. Các bậc cha mẹ trên khắp thế giới đang phải đau đầu với giới hạn thời gian sử dụng thiết bị cho con cái của họ.
Với tư cách là một nhà giáo dục và một người mẹ, tôi chia sẻ việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị khiến trẻ em thất vọng (và tức giận). Tức giận và thất vọng không có hại, nhưng nếu trẻ không được hỗ trợ với những cảm xúc này, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Hướng dẫn trẻ vượt qua nỗi thất vọng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng điều tiết cảm xúc tích cực, vốn là năng lực cốt lõi của con người. An ủi một đứa trẻ đang khóc bằng thiết bị kỹ thuật số không giúp ích gì cho sự phát triển khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ. Nó dạy cho trẻ những thói quen xấu như che giấu cảm xúc thật của mình.
Trong HEI Way, chúng tôi tuân theo những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực giáo dục và đưa nó vào thực tế. Công nghệ là một công cụ tốt để học chia sẻ nội dung trên mạng xã hội, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động quan trọng nhất đối với trẻ em là tương tác, chơi với những người khác và học hỏi từ những trải nghiệm cụ thể.
Làm thế nào để giới hạn thời gian sử dụng thiết bị theo hướng tích cực ?
Bạn hiểu con mình nhất với tư cách là cha mẹ. Bạn biết những sở thích và cảm xúc của con bạn là gì. Hãy rõ ràng đưa ra nguyên tắc với trẻ: "Con hãy nhớ rằng…, và nó tốt cho con…….." Đưa ra các lựa chọn thay thế cho trẻ như đọc sách, nấu ăn, chơi ouside hoặc khiêu vũ. Hãy để trẻ không có thời gian rãnh rỗi và lập cho trẻ một lịch sinh hoạt cụ thể. Điều quan trọng là cha mẹ cũng phải làm gương cho trẻ, không sử dụng thiết bị điện tử trước mặt trẻ. Cuối cùng, tôi khuyên bạn nên tránh cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ ưu tiên đọc sách và ôm ấp con.
TRẢ LỜI: Việc trẻ em thỉnh thoảng không chịu tiếp nhận các loại thức ăn và hương vị mới là điều rất phổ biến. Ngoài ra, sự quan tâm đến hương vị và thức ăn mới cũng khác nhau trong những năm thơ ấu của trẻ. Một đứa trẻ mới biết đi thích ăn mọi thứ, có thể biến thành một đứa trẻ kén ăn bất chấp trong một thời gian. Đối với trẻ em các loại thức ăn khác nhau có thể ảnh hưởng đến cách trẻ cảm nhận các loại thức ăn đó. Do đó, việc lắng nghe trẻ nói là rất quan trọng để hiểu được nguyên nhân từ đâu trẻ có thái độ từ chối đối với một số loại thức ăn.
Một số gợi ý cho ba mẹ từ kinh nghiệm của giáo viên trường HEI thường sử dụng trong giờ ăn, giúp trẻ ăn uống hiệu quả hơn:
1. Cho bé ăn thức ăn mới cùng với thức ăn quen thuộc. Bạn có thể thêm rau củ bào vào bánh mì hoặc trộn rau củ mới với những loại rau củ quen thuộc. Luôn luôn cho bé ăn đồ ăn mới với một loại thức ăn bé thích để giúp bé làm quen dần với các hương vị mới.
2. Giữ bầu không khí cởi mở và trung thực. Nói cho trẻ biết có gì trên đĩa nếu trẻ hỏi. Khuyến khích trẻ nếm dù chỉ một chút bằng đầu lưỡi và đưa ra phản hồi tuyên dương tích cực ngay cả khi trẻ thử miếng nhỏ nhất. Đừng bao giờ ép trẻ ăn.
3. Giữ giờ ăn đều đặn sẽ giúp trẻ học cách nhớ khi nào có thức ăn. Đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn thông thường có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ cho nên hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính.
4. Chia các bữa ăn nhỏ. Khẩu phần ăn quá lớn có thể làm trẻ ngộp trước thức ăn và có cảm giác chán ăn, hãy chia thức ăn thành những phần nhỏ để trẻ tăng động lực ăn hết suất.
5. Cả nhà nên ăn cùng một loại thức ăn với trẻ. Làm theo gương của cha mẹ hoặc anh chị em có thể thúc đẩy trẻ thử hương vị đồ ăn mới. Bầu không khí ấm áp và tốt đẹp của gia đình giúp trẻ có động lực ăn và làm cho bữa ăn dễ chịu hơn. Cha mẹ ở nhà và giáo viên ở trường đóng vai trò là những tấm gương quan trọng nên phụ huynh và cả thầy cô nên ăn hết suất, trân trọng thức ăn để làm gương cho trẻ
6. Chuẩn bị thức ăn với con bạn. Cho trẻ cơ hội tham gia nấu ăn nếu trẻ muốn. Ngay cả những trẻ nhỏ nhất có thể giúp rửa khoai tây hoặc các loại rau khác và những trẻ lớn hơn có thể trộn hoặc thậm chí chuẩn bị các thành phần salad. Trong khi chuẩn bị bữa ăn, trẻ có thể tò mò rồi vô tình nhâm nhi một số loại rau củ thức ăn mới. Luôn để ý đến việc trẻ nếm thử và tuyên dương trẻ
7. Cho trẻ vui chơi và vận động thường xuyên, hợp lí giúp trẻ tiêu hao năng lượng và ăn uống ngon miệng hơn.
TRẢ LỜI: Hầu hết trẻ em đều nói dối vào một thời điểm nào đó, nhưng đây có thể là một sự ngạc nhiên và thất vọng lớn trong lần đầu tiên bạn nghe thấy con mình nói dối. Học cách nói dối là một phần trong quá trình phát triển của trẻ nhưng học cách nói sự thật cũng vậy. Có nhiều cách để hỗ trợ tính trung thực cho trẻ, bạn sẽ phải thử cách nào phù hợp nhất với con mình.
Trẻ em có thể học cách nói dối ngay từ khi còn nhỏ, thường là khoảng ba tuổi. Đây là lúc trẻ bắt đầu nhận ra rằng bạn không phải là người đọc suy nghĩ của trẻ, vì vậy trẻ có thể nói những điều không đúng sự thật.
Trẻ em nói dối nhiều hơn khi 4 đến 6 tuổi. Trẻ có thể nói dối tốt hơn bằng cách kết hợp các biểu hiện trên khuôn mặt và giọng nói lời nói. Nếu bạn yêu cầu trẻ giải thích những gì trẻ đang nói, trẻ sẽ hiểu rất nhanh.
Tại sao trẻ em (và cả người lớn) có khi lại nói dối. Trẻ em có thể nói dối che đậy điều gì đó để không gặp rắc rối; trẻ muốn xem bạn sẽ phản ứng như thế nào khi nghe trẻ nói dối; trẻ làm cho câu chuyện của trẻ trở nên thú vị hơn hoặc trẻ nói dối để thu hút sự chú ý và trẻ nói dối để đạt được mong muốn của mình. Ví dụ: Bé đến nhà Bà chơi, bé đòi ăn kem nhưng Bà không cho phép vì sắp đến giờ cơm tối. Thế là bé nói với bà Rằng “Ở nhà mẹ vẫn thường cho con ăn kem trước khi ăn tối”. Đây chính là cách nói dối để đạt được mong muốn của trẻ.
Nên khuyến khích trẻ nói sự thật.
Bạn có thể khuyến khích và hỗ trợ trẻ nói ra sự thật bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực trong gia đình và khen ngợi trẻ về sự trung thực.
Bạn cũng dạy trẻ sự trung thực bằng cách nói với trẻ rằng bạn không thích khi trẻ nói dối bạn. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: “Khi con không nói sự thật, Ba/mẹ cảm thấy buồn và thất vọng”..vv
Dưới đây là một số mẹo để khuyến khích trẻ trung thực và nói sự thật:
• Nếu con bạn đang bịa ra một câu chuyện về điều gì đó, bạn có thể trả lời bằng cách nói như “Đó là một câu chuyện tuyệt vời - hãy làm nó thành một cuốn sách”. Điều này khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ mà không khuyến khích nói dối.
• Giúp trẻ tránh những tình huống mà trẻ cảm thấy cần phải nói dối. Ví dụ, nếu trẻ làm đổ một ít sữa và bạn hỏi con có làm vậy không, trẻ có thể cảm thấy muốn nói dối. Để tránh tình huống này, bạn có thể nói: “Ba/mẹ thấy sữa đổ, con hãy dọn dẹp và lau chùi nó nhé”. Nếu cần có thể hỗ trợ bé làm.
• Đảm bảo đưa ra các qui tắc và nói cho trẻ biết hậu quả của việc nói dối ,mức độ nói dối được cho phép và chấp nhận được, nhưng tránh trừng phạt trẻ.
• Khi trẻ làm sai điều gì đó, hãy khen trẻ nếu trẻ nói thật. Có thể nói những câu như “Ba/mẹ rất vui vì con đã nói sự thật”.
• Hãy thử đọc những cuốn sách hoặc kể những câu chuyện nêu bật tầm quan trọng của sự trung thực cho trẻ. Giúp trẻ học được tính trung thực qua những câu chuyện.
Cách xử lý những lời nói dối có chủ ý:
• Nếu con bạn cố ý nói dối, bước đầu tiên là cho trẻ biết rằng nói dối là không ổn. Giải thích lý do tại sao và cho con bạn biết rằng bạn có thể không tin tưởng chúng trong tương lai.
• Bước tiếp theo là sử dụng các hệ quả thích hợp. Ví dụ, nếu trẻ vẽ lên tường và sau đó nói dối về nó, hãy cho trẻ lau chùi bức tường đó.
• Điều quan trọng là phải xem nguyên nhân vì sao trẻ nói dối. Nếu trẻ nói dối để được thu hút hoặc nói dối để đạt được mong muốn như mua một cuốn sách mới hoặc đồ chơi mới, bạn nên xem xét và giúp trẻ mong muốn đó.
• Cố gắng tránh nói với trẻ rằng trẻ là “Kẻ nói dối”. Nếu gắn cho trẻ cái mác này sẽ không tốt cho lòng tự trọng của trẻ và có thể khiến trẻ nói dối nhiều hơn. Có nghĩa là, nếu trẻ tin rằng trẻ là kẻ nói dối, trẻ cũng có thể tiếp tục nói dối. Điều rất quan trọng là nói về hành vi của trẻ cho trẻ hiểu, không gắn mác trẻ theo cách tiêu cực.
Tất cả chúng ta đều nói dối ở một số thời điểm, những lời nói dối trắng trợn được tạo ra để cứu vãn cảm xúc của mọi người, chẳng hạn như khi ý kiến của một người về một món quà hoặc đồ ăn được phục vụ là không tích cực, nhưng bạn cần phải thân thiện và đánh giá cao nó thì bạn buộc phải nói dối. Đây là một vấn đề phức tạp hơn một chút để tìm hiểu và giải thích thêm. Chúc bạn thành công trong việc dạy cho trẻ lòng trung thực!