Tin tức
Khi giáo viên Phần Lan làm việc trong các trường công của Mỹ
- 05/09/2021
- Đăng bởi: Hà Nguyễn
- Mục: Giáo dục

Có nhiều hạn chế hơn đối với tự do nghề nghiệp ở Mỹ và các nhà giáo dục nhận thấy rằng một ngày học ở đây quá cứng nhắc.
“Tôi đã rất mệt mỏi – mệt mỏi và bối rối hơn bao giờ hết trong đời,” Kristiina Chartouni, một nhà giáo dục kỳ cựu người Phần Lan. Cô cho biết thông qua email rằng cô sẽ bắt đầu dạy học sinh trung học Mỹ vào mùa thu này. “Đáng lẽ tôi nên được làm những gì mình yêu thích, nhưng tại Mỹ, tôi không thể nhận ra đây là công việc mà tôi yêu thích khi ở Phần Lan.”
Chartouni là một công dân Canada. Sau khi kết hôn, cô đã chuyển từ Phần Lan đến Florida cùng gia đình vào năm 2014, một phần do hoàn cảnh việc làm của chồng cô. Sau khi vật lộn để duy trì thu nhập, và cuối cùng phải từ bỏ chương trình đào tạo giáo viên ESL, một trường học ở Tennessee đã liên lạc với cô vào mùa xuân vừa qua về một cơ hội việc làm. Ngay sau đó, Chartouni tiếp nhận khối lượng giảng dạy toàn thời gian tương đương với vai trò là giáo viên dạy ngoại ngữ tại hai trường trung học công lập ở Bang Volunteer, và rồi, gia đình của cô lại di chuyển một lần nữa. (Chartouni có bằng thạc sĩ về giảng dạy ngoại ngữ tại Đại học Jyväskylä của Phần Lan.)
Ở Tennessee, Chartouni phải đối mặt với một môi trường giảng dạy khác hẳn với môi trường giảng dạy mà cô đã từng dạy ở quê hương Bắc Âu của mình — một môi trường mà cô cảm thấy như đang “bị soi dưới kính hiển vi”. Cô phải liên tục thích nghi với những quan sát và đánh giá tương đối thường xuyên về việc giảng dạy của mình, điều mà cô chưa từng trải qua ở Phần Lan. (Chartouni có đề cập tới việc hiệu trưởng hoặc quản trị viên thuộc trường học ở Phần Lan có thể quan sát bài học của giáo viên, nhưng không thường xuyên.)
Vào mùa thu năm đó, Chartouni đã đón một vài vị khách đến thăm lớp học ở Mỹ của mình: đại diện của một trường đại học gần đó, nơi cô đang hoàn thành chương trình học để nhận được giấy phép giảng dạy tại địa phương và huấn luyện viên “cộng đồng học tập chuyên nghiệp” của cô. Một quản trị viên khu vực dân cư cũng sẽ đến thăm lớp học của cô. Theo Chartouni, ba người đánh giá này sẽ thực hiện một vài chuyến thăm bất ngờ trong suốt năm học này.
Chartouni nhớ cảm giác được tin tưởng như một chuyên gia ở Phần Lan. Ở đó, sau khi nhận được thời khóa biểu giảng dạy vào đầu mỗi năm học, cô sẽ được tự do chuẩn bị các bài học phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với sở thích và phong cách giảng dạy của cô. “Tôi muốn làm hết sức mình mọi lúc,” cô nói, “bởi vì họ tin tưởng vào kỹ năng và khả năng của tôi”. Tôi cũng đã gặp phải những điều tương tự khi chuyển đến Phần Lan từ Mỹ, nơi tôi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình.
Theo báo cáo của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia (NCES), quyền tự chủ của giáo viên có liên quan tích cực đến sự hài lòng và khả năng duy trì công việc của giáo viên. Và trong khi hầu hết các giáo viên trường công lập của Mỹ báo cáo về mức độ kiểm soát vừa đủ trong lớp học, nhiều giáo viên lại nói rằng, họ có rất ít quyền tự chủ. Trên thực tế, tỷ lệ giáo viên trường công ở Mỹ nhận thấy quyền tự chủ bị hạ thấp trong lớp học đã tăng từ 18% trong năm học 2003-2004 lên 26% trong năm học 2011-2012. Nói chung, các giáo viên trường công ở Mỹ báo cáo rằng họ có ít quyền kiểm soát nhất đối với hai lĩnh vực giảng dạy cụ thể: “lựa chọn sách giáo khoa và các tài liệu khác sử dụng trong lớp học” và “chọn nội dung, chủ đề và kỹ năng sẽ được giảng dạy”.
“Nếu bạn hỏi tôi ngay bây giờ, câu trả lời của tôi sẽ là rất có thể tôi sẽ không tiếp tục sự nghiệp này nữa.”
Marc Tucker, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Quốc gia về Giáo dục và Kinh tế, gợi ý với tôi rằng Đạo luật Không để bất cứ trẻ nào bị bỏ lại phía sau (NCLB), mà ông gọi là “sự ra đời của phong trào giải trình trách nhiệm của [Mỹ],” ảnh hưởng đáng kể đến cách các giáo viên thuộc trường công của Mỹ nhận ra mức độ tự chủ của họ. Theo Tucker, NCLB thể hiện “nỗ lực phối hợp đầu tiên của các quan chức Mỹ để yêu cầu giáo viên phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập của học sinh trên diện rộng”.
Với sự đầu tư đáng kể vào các chương trình giáo dục phục vụ trẻ em kém may mắn của Mỹ, Tucker giải thích rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã tỏ ra bực tức vì “sự thiếu hụt của kết quả mà chương trình này đang mang lại” (bằng chứng là thành tích trung bình của học sinh trong các kỳ đánh giá trên toàn quốc). Theo NCLB, các trường công lập của Mỹ cần phải đạt được đủ tiến độ hàng năm, phần lớn được quyết định bởi thành tích của học sinh trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn của tiểu bang, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như trường học đóng cửa. Đối với các quan chức Mỹ như George W. Bush, loại trách nhiệm giải trình dựa trên bài kiểm tra này có thể được đóng khung như một vấn đề đơn giản cho sự công bằng xã hội, một nỗ lực để cho tất cả trẻ em của quốc gia được tiếp cận với các trường học tử tế với các giáo viên chất lượng; rằng tình cảm nhân từ có thể được nói tới trong tuyên bố của ông để giải quyết “sự cố chấp yếu ớt cho những kỳ vọng thấp.”
Nhưng do NCLB nhằm mục đích yêu cầu các trường học có trách nhiệm và các nhà giáo dục trường công của Mỹ cảm thấy bị ép buộc phải chuẩn bị cho học sinh cho các bài kiểm tra tiêu chuẩn của tiểu bang, nó dường như khuyến khích thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hơn trong các lớp học của quốc gia trong hướng dẫn giảng dạy, sách giáo khoa cho học sinh, v.v. — và , cuối cùng, nhiều giáo viên Mỹ nhận thấy sự suy giảm quyền tự chủ. (Ngày nay, luật đó đã được thay thế, nhưng báo cáo của NCES về quyền tự chủ của giáo viên cho thấy rằng sự linh hoạt hạn chế trong lớp học vẫn được một số lượng lớn giáo viên cảm nhận được khi phong trào giải trình dựa trên bài kiểm tra của Mỹ vẫn tiếp tục tồn tại.)
* * *
Là một giáo viên cho trường công lập ở Tennessee, Chartouni đang thấy một số biện pháp giải trình trách nhiệm — những biện pháp không thấy được ở các trường học Phần Lan — đã làm giảm mức độ tự do nghề nghiệp của cô. Ví dụ: cô và các đồng nghiệp người Mỹ phải tham khảo các phiếu đánh giá và các mẫu giáo án để chuẩn bị bài học hiệu quả. “Mọi thứ cần phải được viết ra,” Chartouni nói. “Đó là một thói quen tuyệt vời,” cô nhận thấy điều đó, nhưng cô đã phát triển thói quen của riêng mình trong hơn một thập kỷ giảng dạy ở Phần Lan, trong đó cô lập một kế hoạch ngắn gọn và sau đó thực hiện những điều chỉnh hợp lý trong một tiết học. “Tôi không thể làm theo cách đó ở đây vì có vẻ như tôi đã không lên kế hoạch gì cả,” cô nói.
Theo Chartouni, ngay cả đầu mỗi bài học cũng được quy định. “Học sinh cần phải bắt đầu vào học ngay sau khi nghe thấy chuông khi bước vào lớp học của tôi,” cô nói. “Học sinh có năm phút để đi từ địa điểm này đến địa điểm khác, [và] học sinh có bảy phần dạy và học nâng cao.” Vì vậy, thỉnh thoảng, Chartouni quyết định thay đổi công việc sau khi nghe thấy tiếng chuông trở nên dễ dàng hơn, khi cô nói lời chào tới các học sinh đang mệt mỏi của mình: “ngồi xuống, thư giãn và thở.” (Ở Phần Lan, học sinh và giáo viên thường có 15 phút giải lao được tích hợp trong mỗi giờ học.)
Chỉ với một vài tháng giảng dạy, Chartouni tự hỏi, liệu cô ấy có muốn tiếp tục công việc giảng dạy ở Mỹ hay không. “Nếu bạn hỏi tôi ngay bây giờ, câu trả lời của tôi sẽ là rất có thể tôi sẽ không tiếp tục sự nghiệp này,” cô thừa nhận. “Tôi đã xem xét các lựa chọn khác.”
Với sự cho phép của Chartouni, tôi đã chia sẻ suy nghĩ của cô ấy với hai giáo viên Phần Lan khác đang làm việc tại các trường công lập của Mỹ, cả hai đều tốt nghiệp chương trình đào tạo giáo viên Phần Lan vào những năm 90, đã dạy ở Phần Lan trong bảy năm, đã kết hôn với người Mỹ và có quốc tịch Mỹ. Tôi đã nhận được phản hồi của họ qua email.
Một trong những nhà giáo này, một giáo viên ESL kỳ cựu tại một trường tiểu học công lập ở Maryland, cho biết kinh nghiệm giảng dạy của chính cô ấy, liên quan đến mức độ tin tưởng cao dành cho giáo viên của Phần Lan, tương tự như của Chartouni. Trong thời gian giảng dạy tại các trường học Phần Lan, cô có nhiều thời gian để lập kế hoạch với các đồng nghiệp, lựa chọn tài liệu ngoại khóa để hiệu trưởng xem xét mua và tác động đến các quyết định về lịch trình và trách nhiệm.
Ngày nay, với 16 năm giảng dạy tại các trường công lập của Mỹ, giáo viên dạy tiếng Anh ESL này cảm thấy rằng cô ấy đang dần thiếu đi phần dành cho sự nghiệp giảng dạy. Cô mô tả lại, đó là một công việc học vẹt, nơi cô ấy tuân theo một chương trình giảng dạy mà cô ấy không phát triển bản thân, giữ một lịch trình do chính hiệu trưởng ra lệnh và ngồi trong các cuộc họp nơi các chi tiết không được tranh luận.
“Tôi cảm thấy gấp gáp, không có gì được thực hiện đúng cách; có rất ít niềm vui, và không có thời gian để suy ngẫm hay suy nghĩ sáng tạo. “
Một giáo viên Phần Lan khác tên là Satu Muja, đã nhận được bằng thạc sĩ của Mỹ về giảng dạy tiếng Anh cho người sử dụng các ngôn ngữ khác (ESOL) vào năm 2014. Cô cảm thấy rằng mình có “một mức độ tự chủ hợp lý” tại trường trung học công lập Maryland. Cô cũng tin rằng ban giám hiệu của trường và giám sát viên ESOL tin tưởng vào cô. (Cô đang dạy năm thứ ba tại tiểu bang này.)
Tuy nhiên, Muja nhận thấy rằng mức độ tự do nghề nghiệp của cô thường bị hạn chế bởi cấu trúc của một ngày học, kèm theo một danh sách dài các trách nhiệm giảng dạy ở Mỹ. “Tôi dạy sáu lớp một ngày với một khoảng thời gian ‘đã được lên kế hoạch’ sẵn là 45 phút,” cô nói. “Các lớp học của tôi ở ba cấp độ thông thạo khác nhau, và tôi có bốn phút giữa các tiết học để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. Đồng thời, tôi cũng được “mong đợi” sẽ đứng ở hành lang để theo dõi học sinh khi chúng di chuyển từ lớp này sang lớp khác và kiểm tra email của tôi để biết các cập nhật và thay đổi vào phút cuối do bài kiểm tra đang diễn ra hoặc các sự kiện khác. ”
Tất cả những nhiệm vụ đó, và một số nhiệm vụ khác, khiến cô thấy thất vọng: “Tôi cảm thấy mọi thứ rất gấp gáp, không có gì được hoàn thành đúng cách; có rất ít niềm vui, và không có thời gian để suy ngẫm hoặc suy nghĩ sáng tạo (để tạo ra các hoạt động có ý nghĩa cho học sinh). ”
Muja kết thúc câu trả lời của mình bằng một câu trích dẫn từ một trong những bài báo của Pasi Sahlberg (Chuyên gia giáo dục cấp cao của Phần Lan, tác giả của cuốn “Những bài học của Phần Lan: Điều gì thế giới có thể học được về sự thay đổi giáo dục của Phần Lan?”) cho The Washington Post, “Điều gì sẽ xảy ra nếu những giáo viên giỏi của Phần Lan dạy trong các trường học ở Mỹ?”
Sahlberg, một học giả về giáo dục và là tác giả của Những bài học của Phần Lan 2.0, trả lời câu hỏi lý thuyết trong tiêu đề bài báo của mình, viết một phần: “Tôi tranh luận rằng nếu có bất kỳ lợi ích nào trong thành tích của học sinh, đó cũng sẽ chỉ là một phần nhỏ. Lý do gì cho điều này? Các chính sách giáo dục ở bang Indiana và nhiều bang khác ở Mỹ tạo ra một bối cảnh giảng dạy hạn chế giáo viên (Phần Lan) sử dụng các kỹ năng, trí tuệ và kiến thức được chia sẻ vì lợi ích của việc học tập của học sinh. ”
Mặc dù điều này nghe có thể hấp dẫn khi kết luận rằng chỉ cần tăng cường quyền tự chủ của giáo viên sẽ giúp cải thiện đáng kể nền giáo dục công của Mỹ. Ông Tucker, từ Trung tâm Quốc gia về Giáo dục và Kinh tế, đảm bảo với tôi rằng đó không phải là “một viên đạn bạc” (thành ngữ so sánh về việc đây không phải là giải pháp kỳ diệu để giải quyết một vấn đề khó khăn).
Ông đã nói rằng “Bạn trao cho mọi người quyền tự chủ nhiều hơn khi bạn tự tin rằng họ có thể hoàn thành công việc nếu họ có được quyền tự chủ”. “Và những quốc gia trao cho [giáo viên] nhiều quyền tự chủ hơn thành công là những quốc gia đã đầu tư rất nhiều vào việc thay đổi nhóm đối tượng giáo viên mà họ đang sử dụng để lựa chọn giáo viên tương ứng với mục tiêu của mình. Họ đầu tư nhiều hơn so với chúng tôi vào việc giáo dục các giáo viên tương lai, vào sự hỗ trợ của những giáo viên đó khi họ trở thành giáo viên. Nếu bạn không làm tất cả những điều đó và tất cả những gì bạn làm là trao nhiều quyền tự chủ hơn cho giáo viên, hãy dè chừng. “
Tác giả: Tim Walker. Bài viết được dịch từ bài gốc đăng tại The Atlantic, 28/11/2016. Link bài gốc tiếng Anh có thể được đọc tại đây.
Tim Walker là một nhà văn đóng góp cho The Atlantic và một giáo viên người Mỹ ở Phần Lan. Anh ấy thường xuyên viết về giáo dục Phần Lan tại trang blog Taught by Finland và là tác giả của cuốn sách Dạy như Phần Lan: 33 Chiến lược Đơn giản dành cho những Lớp học Vui vẻ.